Búp bê Barbie

Thế giới đồ chơi búp bê Barbie

Búp bê Licca

Bộ sưu tập búp bê Licca

Búp bê Moxie

Vương quốc búp bê Moxie trẻ trung, năng động

Búp bê Nga

Bộ sưu tập búp bê Nga - vẻ đẹp truyền thống

Nhà búp bê

Bộ sưu tập nhà búp bê

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Búp bê Licca Chan phiên bản kim cương trị giá 100 triệu Yên

Một cô nàng búp bê Licca Chan phiên bản kim cương trị giá 100 triệu yên sẽ được trưng bày  tại Bảo tàng thành phố Saga, tỉnh Saga, Nhật Bảntrong Triển lãm Búp bê diễn từ ngày 20.7 đến 16.9.

Phiên bản búp bê Licca Chan bằng kim cương này được nghệ nhân Takara Tomy làm đúng theo nguyên mẫu với chiếc váy dài màu đỏ thắm và vương miện được kết bằng 881 viên kim cương, tổng trọng lượng là 51.4 carat. 

Búp bê Licca Chan bằng kim cương được hoàn thành từ năm 2002, trị giá 100 triệu yên. Phiên bản này không được bán mà chỉ trưng bày nhân kỷ niệm 35 năm ra đời nguyên mẫu đầu tiên.

Sau đây là một số hình ảnh “ngắm trước” búp bê Licca Chan bằng kim cương:





Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Lịch sử búp bê Licca

Lịch sử búp bê Licca - Búp bê Licca (tên đầy đủ là Búp bê Licca Chan) giới thiệu vào ngày 4 tháng 7 năm 1967 là một loại búp bê thay quần áo nổi tiếng nhất tại Nhật Bản có cấu tạo gần giống loạt búp bê Barbie tại Mỹ. Licca-chan được ra đời bởi họa sĩ shoujo Miyako Maki, vợ của Leiji Matsumoto. Takara đã dựng nên nên một câu chuyện lớn về Licca-chan, bao gồm cả tuổi tác (cô bé Licca-chan 11 tuổi), nghề nghiệp và tên tuổi là của bố mẹ cô bé. Cơ thể của búp bê này có xu hướng theo kiểu Nhật. Licca rất thích truyện tranhDoraemon, truyện Anne of Green Gables và A Little Princess. 
Lịch sử búp bê Licca

 Lịch sử búp bê Licca


Hãng ghi âm Rough Trade đã hợp tác với Takara để cho ra Street Licca vào những năm cuối thập niên 90. Loại búp bê này chỉ được bán thông qua hãng Rough Trade và được bán với giá rất cao.  Street Licca là một DJ mang một chiếc ba lô của hãng Rough Trade và một cô búp bê nhỏ cỡ LP. Cùng với Ursula 1000, hãng Giants và Spearmints, Licca tóc vàng ngắn và đội mũ trùm đầu, mang quần lông dài màu xám, đôi giày chạy hiệu Converse.. Street Licca đã trở thành loại búp bê indie rock điển hình.

Búp bê dạng những em bé từ những tiêu chuẩn về sự cân xứng. Năm 2001, loại búp bê người lớn cùng với bức poster có thể gửi cho hãng Takara để đổi lấy một búp bê baby.
Lịch sử búp bê Licca 2

 Lịch sử búp bê Licca


Năm 2001,. Có loại búp bê dành riêng cho công chúa Nhật Bản Massako và hoàng tử Naruhito, sau đó cũng đã được giảm giá để có thể bán được.

Trước kia búp bê Licca được nhiều người nói rằng nó đặt tên theo Jun Shibuki, một vũ nữ Takarazuka, có một nickname Rika cũng từ con búp bê mà ra.

Búp bê Licca cũng đã được mô phỏng theo trò chơi điện tử do hãng Nintendo DS phát hành vào ngày 27 tháng 9 năm 2007. Bộ trò chơi này sau đó cũng được phát hành tại Mỹ vào ngày 14 tháng 10 năm 2008 với tên gọi 'Lovely Lisa'.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Ngôi làng có số lượng búp bê gấp 10 lần dân số

Ngôi làng có số lượng búp bê gấp 10 lần dân số - Tại ngôi làng Nagoru, nằm trên hòn đảo Shikoku, hòn đảo nhỏ nhất trong 4 đảo chính của xứ sở mặt trời mọc, trong suốt những năm qua, dân làng cứ dời đi dần để đến những thành phố lớn tìm kiếm việc làm. Những người ở lại chủ yếu là người già, họ cứ thế nối tiếp nhau nằm xuống và số người còn sống ở làng Nagoru hiện nay chỉ còn khoảng hơn 30 người.

Ở một thung lũng hoang vắng của Nhật - thung lũng Iya - số búp bê nhiều gấp 10 lần số dân. Người ta dự đoán với tình hình dân số già như ở ngôi làng Nagoru này, chỉ trong vòng 10 năm nữa, ngôi làng sẽ bị… “xóa sổ”.

Ngôi làng có số lượng búp bê gấp 10 lần dân số

Trong số những người cao niên sống tại làng Nagoru có bà cụ 64 tuổi Ayano Tsukimi. Bà mới quay trở về quê hương 10 năm trước, khi tuổi già bắt đầu ập đến. Kể từ đó đến nay, bà Ayano chứng kiến ngôi làng Nagoru ngày càng trở nên hoang vắng, buồn bã, hiu quạnh.

Ngôi làng có số lượng búp bê gấp 10 lần dân số 2
Chính vì vậy, bà quyết định sẽ giúp “gia tăng dân số” cho làng Nagoru bằng những búp bê do bà tự làm. Bà làm từ búp bê trẻ nhỏ cho tới búp bê người già, từ búp bê nhà nông cho tới búp bê nhà giáo… Đó là những hoạt cảnh do bà Ayano dựng lên với các búp bê “tự chế”. Nếu không có những búp bê này, ngôi làng Nagoru sẽ rất vắng lặng, hầu như không có tiếng người, không có những cảnh sinh hoạt sống động của đời sống thường nhật. Trên cánh đồng, các bác nông dân đang làm công việc đồng áng; ở trường học, giáo viên đang giảng bài cho các em học sinh…

Ngôi làng có số lượng búp bê gấp 10 lần dân số 3
Thung lũng Iya kể từ khi có bàn tay chăm sóc của bà Ayano đã trở thành điểm tham quan lý thú đối với người dân Nhật Bản. Một bộ phim tài liệu ngắn có tên “Thung lũng của những búp bê” vừa mới được một nhà làm phim người Đức có tên Fritz Schumann thực hiện.

Trong bộ phim tài liệu, bà Ayano giải thích rằng khi mới trở về làng, bà không biết dùng thời gian rảnh vào việc gì nên bắt đầu trồng cây, nhưng vì ở đây có quá ít người ở nên chim chóc “không biết sợ”, liền tới ăn hết những mầm cây mới nhú của bà.

Bà Ayano liền nghĩ tới việc làm một bù nhìn để dọa lũ chim. Ban đầu, bà thực hiện một bù nhìn dựa trên hình ảnh của người cha quá cố. Từ một bù nhìn ban đầu này, bà Ayano bắt đầu nảy ra ý tưởng sẽ làm thật nhiều búp bê kích cỡ như người thật, dựa trên hình ảnh của những người từng một thời sinh sống ở ngôi làng Nagoru.
Ngôi làng có số lượng búp bê gấp 10 lần dân số 4
 Mục đích của bà Ayano là để thu hút khách tham quan tới với ngôi làng, để nó trở nên sống động, vui tươi hơn: “Tôi nghĩ mọi người sẽ hứng thú và tìm đến đây để chụp ảnh. Tôi đặt búp bê trên những cánh đồng như thể chúng đang làm việc, có cả những búp bê ngồi chờ ở bến xe buýt…”.

Bộ phim tài liệu “Thung lũng của những búp bê” được thực hiện với những khuôn hình rất đẹp mắt, cho thấy những búp bê được bà Ayano thực hiện và sắp đặt thật khéo léo, để hòa nhập gần như hoàn hảo vào không gian tự nhiên xung quanh. Trong đoạn phim ngắn, chỉ có giọng nói của nhân vật chính là bà Ayano được cất lên.
Đồ chơi búp bê Nhật Bản

Những suy nghĩ trầm lắng, vẻ ngoài tư lự, cách nói chậm rãi của bà khiến đoạn phim dù không đề cập trực tiếp nhưng đã ngầm đưa ra những câu hỏi đầy trăn trở về sự sống - cái chết, về tốc độ đô thị hóa và sự cô đơn trong cuộc sống của con người, đặc biệt khi họ đã về già.

Những búp bê này được nhồi rơm, giẻ vụn, quần áo cũ… Tính đến nay bà đã thực hiện khoảng 350 búp bê. Đối với Ayano, phần khó nhất là khi tạo nét mặt, tâm trạng cho từng búp bê.
Những búp bê này theo bà Ayano không thể tồn tại quá 3 năm, vì vậy, bà thường xuyên phải làm những búp bê mới thay thế. Người ta dự báo rằng chỉ trong vòng chưa đầy một thập kỷ tới, ngôi làng Nagoru sẽ bị “xóa sổ” bởi những người già còn lại có lẽ sẽ được con cháu đến đón đi và một số khác sẽ tiếp tục qua đời vì tuổi cao sức yếu…
Đồ chơi búp bê Nhật Bản 2
Bà Ayano cho biết bà không hứng thú với việc tạo ra những búp bê “kỳ quái”, “dọa ma”. Bà chỉ mong muốn tạo nên những búp bê hòa nhập đẹp đẽ vào không gian xung quanh để đem lại hơi thở cuộc sống sinh động cho ngôi làng của mình.

Mục đích thu hút du khách của bà Ayano đã trở thành hiện thực. Một số công ty du lịch của Nhật và của nước ngoài đã bắt đầu đưa du khách tới làng Nagoru như một điểm đến thú vị.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Búp bê Nga được tạo ra như thế nào?

Búp bê Nga được tạo ra như thế nào? - Búp bê Nga Matryoshka là những con búp bê xếp lồng vào nhau với hai nửa cho thể mở ra. Búp bê nhỏ nhất bên trong có thể thấp hơn 0,6cm. Búp bê lớn nhất ngoài cùng thường cao từ 5-30 cm. Bên trong búp bê to có chứa búp bê bản sao thu nhỏ.
 Búp bê Nga được tạo ra như thế nào? 2


Búp bê matryoshka tượng trưng cho khả năng sinh sản, tình mẫu tử và có hình một quả trứng Trên những con búp bê Matryoshka thường được sơn những hình ảnh người bà mẹ Nga trong trang phục truyền thống. Búp bê Nga lấ ý tưởng búp bê ngoài cùng giữ những đứa con của mình ở bên trong giống như một bà mẹ mang bầu và những cô con gái sẽ trở thành một bà mẹ. Hai từ gốc Latin Matryona và Matryoshka đều dùng để chỉ mẹ và là những cái tên phổ biến trong nhiều thế hệ tại nước Nga.

Một bộ matryoshka có thể có ít nhất 3 con và nhiều nhất là 25 con, đã từng có bộ matryoshka có tới 1.800 con búp bê, thông thường là từ 3 tới 12 con. Búp bê lớn nhất tới búp bê nhỏ nhất trong một bộ không nhất thiết phải giống y hệt. Búp bê ngoài cùng mặc trang phục màu đỏ, con tiếp theo màu xanh lá cây, con thứ ba màu xanh da trời...


Búp bê Nga được tạo ra như thế nào?

Hoặc những con búp bê cũng có thể có trang phục giống nhau nhưng mỗi con đều mang một thứ khác nhau trên tay. Ví dụ, con búp bê thứ 4 đại diện cho khu vườn ngọt ngào cầm một rổ dâu tây, con búp bê thứ ba tượng trưng cho đất đai màu mỡ mang theo những củ cải đường lớn - một loại thực phẩm truyền thống của Nga, con tiếp theo đại diện cho lời chào đón và chúc phát tài đối với các vị khách mang một bát muối, búp bê ngoài cùng tượng trưng cho lời chào tại nước Nga cầm một ổ bánh mì….

Búp bê Nga được tạo ra như thế nào? 4

Búp bê Nga được tạo ra như thế nào?

Những khung cảnh khác nhau trong câu chuyện sẽ xuất hiện trên mỗi con búp bê, các câu chuyên cũng được kể trên những tấm tạp dề của búp bê truyền thống. Những bộ matryoshka được đánh giá mang tính nghệ thuật cao khi chúng không có mặt, thay vào đó chúng sẽ kể một câu chuyện, có thể là một câu chuyện cổ tích của nước Nga. Những bông hoa là một trong những đề tài truyền thống nhất với những loại hoa đặc biệt đại diện cho các thành phố nơi những con búp bê được làm ra; thông thường những bông hoa được sơn như thiết kế trên khăn choàng và tạp dề của matryoshka.

Quà lưu niệm và đồ chơi matryoshka cũng mô tả nhiều hình ảnh khác ngoài bà mẹ Nga truyền thống. Ví dụ như bộ matryoshka để chào mừng các nhà lãnh đạo Nga (từ Vladimir Putin khi ông được bầu làm tổng thống vào năm 2000, tới Đại đế Peter) hay ông già Noel cùng vợ và những chú lùn bên trong những con vật cưng (chó, mèo, chim, cá, chuột...),...

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Đặc điểm của Búp bê Nga

Một bộ búp bê Nga Matryoska bao gồm những búp bê rỗng ruột làm bằng gỗ, trong đó búp bê lớn nhất sẽ chứa toàn bộ những búp bê còn lại, đến lượt mình, búp bê nhỏ hơn sẽ chứa một búp bê khác nhẻ hơn, cứ như thế, búp bê trong cùng sẽ là búp bê nhỏ nhất.

Đặc điểm của Búp bê Nga

Đặc điểm của Búp bê Nga

Hình dạng búp bê thường giống như một chiếc bình với phần đầu búp bê hơi tròn và phần thân thuôn bầu; rất ít có chi tiết nồi ra ngoài - ví dụ như búp bê không có tay và thường các nghệ nhân cũng thường không vẽ hình cánh tay lên bề mặt búp bê.

Số lượng búp bê trong mỗi bộ thường là số lẻ, dù có một số trường hợp ngoại lệ như bộ búp bê Nga Matryoska nguyên mẫu do Zvyozdochkin chế tác có 8 búp bê. Theo truyền thống số lượng búp bê trong bộ thường ít nhất là 5, và có những bộ búp bê đặc biệt do các nghệ nhân cực kỳ khéo tay tạo ra với số lượng búp bê lên đến vài chục. Các búp bê nhỏ phía trong có thể là nam hay nữ, và búp bê nhỏ nhất thường được thể hiên như một em bé và không rỗng ruột như các búp bê lớn hơn. Thông thường, búp bê lớn nhất được thể hiện như một cô gái mặc bộ trang phục truyền thống của Nga (sarafan). 

Đặc điểm của Búp bê Nga 2

 Đặc điểm của Búp bê Nga

Việc trang trí cho các búp bê được các nghệ nhân hết sức coi trọng và nó được xem như là một nghệ thuật, thể hiện trình độ của các nghệ nhân làm búp bê.

Tìm hiểu về búp bê Nga

Búp bê Nga hay Búp bê babushka (Búp bê lồng nhau, Búp bê làm tổ,...), búp bê Matryoska (tiếng Nga: матрёшка) là một loại búp bê đặc trưng của Nga. Búp bê thường được làm bằng loại gỗ thơm và chống ẩm tốt. Thật ra đó là một bộ gồm những búp bê rỗng ruột có kích thước từ lớn đến nhỏ. Con búp bê nhỏ nhất sẽ được chứa đựng trong lòng con búp bê lớn hơn nó một chút, đến lượt mình con búp bê lớn được chứa trong một con búp bê khác lớn hơn, và cứ thế cho đến con lớn nhất sẽ chứa tất cả những con búp bê còn lại trong bộ. 

Tìm hiểu về búp bê Nga

Tìm hiểu về búp bê Nga

Từ "babushka" (бабушка) trong tiếng Nga mang nghĩa là "bà cụ". Còn từ "matryoshka" (матрёшка) là một cách gọi thân mật của "Matryona" (Матрёна), một tên riêng trong tiếng Nga dành cho phái nữ. Còn Loại búp bê Nga truyền thống có con nhỏ nhất trong cùng thường vẽ hình cô bé con, sau đó các búp bê lớn hơn bao ngoài vẽ hình cô bé trưởng thành theo thời gian. Hình Matryoska truyền thống là hình một cô gái Nga mang khăn chùm đầu. Chiều cao búp bê Matryoshka thay đổi từ vài xen-ti-mét cho đến cả mét. Bộ búp bê Matryoska thường có ít nhất là 5 con, và số con thường là số lẻ 7, 9, 11.

Lịch sử búp bê Nga
Bộ búp bê Matryoska đầu tiên do nghệ nhân và cũng là nhà sản xuất búp bê Vasily Petrovich Zvyozdochkin chế tác từ bản thiết kế của Sergey Vasilyevich Malyutin, một họa sĩ Abramtsevo - một nhà công nghiệp và cũng là người bảo trợ cho nghệ thuật nổi tiếng tại Nga sống tại điền trang của Savva Ivanovich Mamontov,.
Lịch sử búp bê Nga
Bộ búp bê đầu tiên của V. P. Zvyozdochkin và S. I. Maliutin gồm 8 búp bê: búp bê nhỏ nhất hình một em bé sơ sinh, búp bê lớn thứ năm hình một bé trai, búp bê ngoài cùng hình một cô gái đang cầm một con gà trống vườn; số còn lại được thể hiện như các bé gái. Bản thân bộ búp bê do chính Malyutin trang trí, lấy ý tưởng trên bộ búp bê gỗ của Nhật về Thất phúc thần (Shichi-fuku-jin), bảy vị thần may mắn trong thần thoại Nhật Bản. Năm 1900, vợ của S. I. Mamontov đem các búp bê của Malyutin và Zvyozdochkin triển lãm tại Triển lãm thế giới ở Paris. Bộ búp bê này được nhận huy chương đồng của lễ hội. Không lâu sau đó, tại nước Nga đã hình thành những cơ sở sản xuất búp bê Matryoska đầu tiên.

Những bộ Búp bê Nga nổi tiếng

"Diện mạo" của các búp bê Nga Matryoska trong cùng một bộ thường cùng thuộc một chủ đề nào đó, thí dụ bộ búp bê thôn nữ trong bộ trang phục truyền thống, hay bộ búp bê các nhân vật trong truyện cổ dân gian.

Búp bê Nga truyền thống

Thậm chí sau thời kỳ cải tổ Perestroika có cả những bộ búp bê về các nhân vật lãnh đạo của nhà nước Liên bang Xô Viết và nhà nước Liên bang Nga ngày nay, theo thứ tự nhỏ dần từ hiện tại tới quá khứ. Búp bê nhỏ nhất là Vladimir Ilyich Lenin, Iosif Vissarionovich Stalin, tiếp đó là Nikita Sergeyevich Khrushchyov, Leonid Ilyich Brezhnev (Yuri Andropov và Konstantin Chernenko gần như không xuất hiện do thời gian tại chức quá ngắn) lớn nhất là Mikhail Sergeyevich Gorbachyov. 

Bộ búp bê Nga Chính trị gia

Bộ búp bê Nga Chính trị gia


Các bộ mới hơn bắt đầu từ các lãnh đạo Liên bang Nga như Boris Nikolayevich Yeltsin, Vladimir Vladimirovich Putin, Dmitry Anatolyevich Medvedev sau đó là các lãnh đạo Liên Xô. Về sau số chủ đề của búp bê Matryoska càng trở nên đa dạng hơn: tranh chân dung, động vật, tranh biếm các chính trị gia, họa sĩ, ngôi sao điện ảnh, người máy,... Đặc biệt chân dung các lãnh đạo Liên Xô rất phổ biến trong nửa đầu thập niên 1990.
Một đàn búp bê Matryoska sau khi đã được tháo rời.
Một đàn búp bê Matryoska sau khi đã được tháo rời.

Hiện nay, nhiều nghệ sĩ Nga là các chuyên gia trang trí búp bê Matryoska. Các nơi có truyền thống sản xuất búp bê là Sergiyev Posad, Semionovo (thành phố Semyonov ngày nay), Polkholvsky Maidan và Kirov. Năm 2001, công ty Hoa Kỳ mua bản quyền sản xuất búp bê Matryoska từ NBA, NHL, MLB, Elvis và trở thành công ty đầu tiên trên thế giới nắm bản quyền sản xuất loại búp bê này.